Bảo Vệ Nhà Hàng Khách Sạn
Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi – đây là trạng thái kinh doanh mà bất cứ người làm chủ doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được. Dù có thể chưa có những đơn hàng lớn trước mắt nhưng chỉ cần có được hảo cảm, ấn tượng từ khách hàng thì việc nhận được những đơn hàng lớn trong tương lai chỉ là câu chuyện sớm muộn. Cùng là một người làm chủ doanh nghiệp, chúng tôi mong muốn chia sẻ đến quý khách hàng một trong những bài viết về nghệ thuật kinh doanh và quản lý nhân sự mà chúng tôi rất tâm đắc. Bài viết có tựa đề: “BẢO VỆ ÂM THẦM ĐUỔI KHÁCH CỦA BẠN THẾ NÀO?”
“Bài viết dành cho những ai đang kinh doanh FNB (dịch vụ ăn uống) và rộng hơn là ngành dịch vụ, khao khát muốn giữ chân khách hàng và ám ảnh về câu hỏi “Làm thế nào để phục vụ khách hàng tốt nhất?” Ngày hôm nay tôi sẽ chia sẻ tiếp một nỗi đau ẩn khuất của ngành FnB mà có lẽ nhiều anh chị em bị mất khách cũng không để ý. Mong là sẽ cho cả nhà góc nhìn thoáng hơn về trải nghiệm khách hàng thực tế. (Đừng nghe các chuyên gia nói, hãy nhìn những điều họ làm).
Cách đây vài tháng, tôi cùng bạn gái đi ăn ở một quán thịt trâu khá ngon. Mọi thứ đều ổn, từ giá, đến phục vụ. Cá nhân tôi thấy hài lòng tương đối, đâu đó 7/10. Nhưng khi hỏi người yêu rằng: “Em có muốn ăn ở đó nữa không?” Thì câu trả lời tôi nhận được lại là: “Không!”. Lý do đơn giản đến bất ngờ, đến hết hồn luôn.Đó là vì… 《Ông bảo vệ》.
Ổng chả làm gì to tát đâu, nhưng khi gửi xe bạn gái tôi bảo đừng viết số lên yên xe, ổng khó chịu và vẫn cứ viết lên đấy. Lúc về ngồi lên thì lại dính phấn đầy váy. Thế là dù quán ngon nhưng nàng vẫn quyết định không bao giờ quay lại chỗ đó. Vậy chuyện này, quản lý nhà hàng biết không? Không. Ông chủ có biết không? Không. Chẳng ai biết rằng mình đang mất khách hàng từ những điều rất đơn giản và nhỏ nhặt cả. Rất rất nhỏ nhặt. Vậy bảo vệ quan trọng cỡ nào? Thật kỳ lạ khi mà vị trí này lại cực kỳ quan trọng:
- Người tiếp xúc khách hàng đầu tiên khi họ đến cửa hàng.
- Người cuối cùng họ nhìn thấy khi rời khỏi cửa hàng.
Vậy mà lại là người không được tuyển dụng kỹ lưỡng, không yêu cầu, không tiêu chuẩn gì cả. Cũng bởi lẽ đó, bạn mất bao nhiêu khách hàng mà không biết. Và hơn nữa, mất luôn hàng triệu cơ hội để làm khách hàng wow lên và ấn tượng với dịch vụ của bạn. Chưa kể họ còn nhiều lần phát ra tín hiệu “hết bàn”, “không nhận khách” vì sợ nhiều xe quá, rủi ro. Lỡ mà mất mát thì không đền nổi. Nên thôi, mất đi một và khách cũng chả sao. Dù sao giờ cũng đông rồi.
Chúng ta thường chết vì những điều chúng ta không biết, không nhìn thấy mà. Đúng không?
Nếu có dịp bạn hãy đến Thế Giới Di Động, hoặc The Coffee House xem thử. Khi bạn đến, ngáo ngác chuẩn bị cất tiếng hỏi chỗ để xe. “Cứ để xe ở đấy đi em ơi!” rồi sau đó sẽ cúi chào bạn. Khi ra thì dắt xe cho bạn rồi lại chào thêm lần nữa. Trời nắng thì xe có tấm che cho không nóng yên. Phấn không bao giờ viết lên yên, và viết lên xong luôn lau sạch trước khi trả xe cho khách.Cùng lúc đó, ở tại Hà Nội, rất nhiều nơi: Trưa nắng chạy đến, bảo vệ ngồi coi điện thoại chỉ tay để chỗ kia nhé, không khóa cổ nhé. Và dù bạn đã cho xe vào rồi mà không đúng ý thì vẫn bắt bạn chạy lại chỗ tít xa kia. Để làm gì? Đỡ phải dắt xe dồn lại, cho đỡ mệt. Chưa kể còn có nhiều màn làm khó làm dễ rất nực cười. Và kết quả với những quán có bảo vệ như thế, tất cả sẽ là điểm trừ rồi. Nghĩa là sao?
- Khách thấy vui, ra gặp bảo vệ xong bớt vui.
- Khách không hài lòng ra gặp bảo vệ xong về chê. Ai rủ đi đến lại là lập tức xua tay.
- Còn tệ nhất là ai bực mình, điên tiết gặp bảo vệ xong. Về nhà bóc phốt, làm quá lên.Khủng hoảng truyền thông nhờ đây chứ đâu.
Vị trí bảo vệ có một đóng góp hết sức to lớn đấy các anh chị em ạ. Vấn đề nằm ở đâu? Ngày tui họp nhân viên, tôi luôn bảo: “Anh không phải là người trả lương cho các bạn, người trả lương cho các bạn là khách hàng!” “Vậy các bạn nghĩ nên đối xử với người trả lương, nuôi mình sống như thế nào?”. Mọi người tự hiểu, tự biết mình nên làm thế nào để phục vụ tốt hơn.
(trích từ Fb: Thông Phan trên diễn đàn CLB người trẻ khởi nghiệp)
Bảo vệ nhà hàng khách sạn nói riêng và bảo vệ cho ngành dịch vụ nói chung luôn cần đặt cảm nhận của khách hàng, của người sử dụng dịch vụ lên hàng đầu. Một người bảo vệ cho vị trí này không chỉ cần có nghiệp vụ cơ bản của một người bảo vệ chuyên nghiệp mà càng cần phải có chuyên môn, kinh nghiệm để làm thế nào trở thành một phần của bộ mặt doanh nghiệp. Khiến cho khách hàng có ấn tượng tốt về dịch vụ.
Với “Dịch vụ bảo vệ nhà hàng khách sạn” của Anh Huy Security, Mỗi một nhân viên không chỉ phải trải qua khóa huấn luyện bảo vệ căn bản mà còn phải trải qua đào tạo chuyên sâu về tác phong, giao tiếp, các phương án bảo vệ chuyên biệt đối với mục tiêu bảo vệ là nhà hàng, khách sạn. Trải qua hơn 4 năm cung cấp gói dịch vụ “Bảo vệ nhà hàng khách sạn” chuyên nghiệp, chúng tôi tự tin khi đem đến cho quý khách hàng chất lượng dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẢO VỆ ANH HUY
Hotline: 086.221.8468
Email: baoveanhhuy@gmail.com
Website: https://baoveanhhuy.com/
Địa chỉ:
-
Trụ sở chính: số 12/788 Thiên Lôi, Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Hải Phòng. Liên hệ: 02253 844 812
-
VP Hồ Chí Minh: 22/1A7, khu phố 5, Phường Phước Long B, Tp Thủ Đức, Tp HCM. Liên hệ: 028 2135 299
-
VP Đà Nẵng: 65 Phạm Như Sương, P. Hòa Khánh Nam, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng.
-
VP Trà Vinh: 148B Nguyễn Đáng Nối Dài, Khóm 3, phường 7, Trà Vinh.
-
VP Quảng Ninh: 44 Hồ Xuân Hương, P. Quảng Yên, TX. Quảng Yên, Quảng Ninh